Với bài học này, trẻ sẽ được tham gia Vượt chướng ngại vật lấy bóng trong thời gian từ 15-20 phút. Cả lớp sẽ tham gia cùng giáo viên và thông qua hoạt động này, trẻ sẽ học được kiến thức thông qua 5 lĩnh vực của STEAM bao gồm:
Chuẩn bị:
Sân chơi sạch, bằng phẳng, bỏ chướng ngại vật hoặc các vật sắc nhọn nguy hiểm.
10-15 quả bóng bằng cao su nhỏ.
Các chướng ngại vật đơn giản (lốp xe, đường zích zắc…)
Nhạc: “Bé khỏe bé ngoan”, “Quả bóng”
Cô và trẻ mặc trang phục gọn gàng.
Thực hiện:
Bước 1: Cô và trẻ cùng khởi động bằng bài hát “Nước ép trái cây”, trẻ vừa nghe nhạc vừa nhún nhảy theo nhịp. Sau đó, cô trò chuyện cùng trẻ về lợi ích của việc uống nước ép, ăn uống lành mạnh và vận động thường xuyên để cơ thể khỏe mạnh.
Bước 2: Khi cơ thể đã nóng lên, cô giới thiệu trò chơi mang tên “Vượt chướng ngại vật – Tung bắt bóng cùng cô” để các con vừa rèn luyện sức khỏe.
Bước 3: Cô hướng dẫn trẻ quan sát và khám phá các loại bóng khác nhau. Cô đặt câu hỏi gợi mở như: “Quả bóng có hình gì?”, “Bóng này làm từ gì vậy nhỉ?”, “Con sẽ chọn quả nào để tung cho cô?”… Qua đó, trẻ dần hình thành kỹ năng quan sát, suy nghĩ và đưa ra lựa chọn.
Bước 4: Để giúp trẻ hình dung rõ cách chơi, cô sẽ làm mẫu trước 2 lần.
Bước 5: Sau khi quan sát cô làm mẫu, trẻ lần lượt tham gia vượt qua các chướng ngại vật để lấy bóng. Khi đã có bóng trong tay, các con sẽ thực hành tung bóng cho cô hoặc cho một bạn khác. Trong suốt quá trình này, cô quan sát từng bé, nhẹ nhàng điều chỉnh và hướng dẫn thêm để đảm bảo mọi trẻ đều có thể thực hiện được.
Bước 6: Kết thúc phần thực hành, cô mời các con cùng ngồi lại và chia sẻ cảm nhận sau khi chơi. Cô đặt những câu hỏi gần gũi như: “Con vừa chơi trò gì?”, “Con thấy dễ hay khó?”, “Con có tung được bóng cho cô không?”, “Con bắt bóng bằng cách nào?”. Qua những câu hỏi này, trẻ có cơ hội bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của mình.
Bước 7: Kết thúc buổi học, cô quan sát và đánh giá trẻ dựa trên các biểu hiện cụ thể như cách cầm bóng, khả năng tung bắt, sự phối hợp tay và mắt khi chơi. Ngoài ra, cô cũng chú ý đến thái độ của trẻ xem trẻ có hào hứng tham gia không, có hợp tác với bạn không.
Với bài học này, trẻ sẽ được khám phá quả cam thông qua hoạt động sờ, ngửi, bóc vỏ và nếm thử trong thời gian từ 15-20 phút. Thông qua hoạt động này, trẻ sẽ được kiến thức từ 5 lĩnh vực của STEAM như sau:
Khoa học (S): Trẻ quan sát đặc điểm cấu tạo của quả cam như màu sắc, mùi hương, cấu tạo (vỏ, tép, hạt…).
Công nghệ (T): Trẻ xem cách sử dụng máy ép trái cây để làm nước cam (cô thực hiện).
Kỹ thuật (E): Trẻ tập lột vỏ cam bằng tay theo hướng dẫn, phát triển kỹ năng vận động tinh.
Nghệ thuật (A): Học cách trang trí đĩa cam theo ý thích bằng cách sắp xếp các múi cam thành hình thù vui nhộn.
Toán học (M): Trẻ học đếm số múi cam, nhận biết hình dạng của quả cam và so sánh kích thước với các quả khác.
Chuẩn bị:
Một rổ cam tươi khoảng 7-8 quả (có cả cam to và cam nhỏ).
Khăn ướt, đĩa nhựa, dao, ly nhựa.
Máy ép cam (hoặc đồ vắt cam thủ công).
Hình ảnh, tranh vẽ các loại quả khác nhau để so sánh giúp trẻ hình dung dễ dàng.
Bài hát: “Quả cam màu cam”, “Trái cây là món quà”.
Trẻ mặc tạp dề trong quá trình khám phá.
Thực hiện:
Bước 1: Cô và trẻ cùng khởi động với bài hát “Trái cây là món quà”, vừa hát vừa minh họa bằng động tác tay xoa bụng, miệng cười tươi, hai tay đưa cao như nâng một quả cam. Sau đó, cô gợi ý: “Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về một loại quả rất quen thuộc đó là quả cam. Các con đã sẵn sàng chưa?”
Bước 2: Cô lấy quả cam ra và nói: “Đây là gì nhỉ? Quả cam có màu gì? Mùi như thế nào?”. Cô cho trẻ chuyền tay nhau quả cam để cùng ngửi, sờ, quan sát bằng mắt thường.
Bước 3: Cô cắt quả cam để trẻ quan sát bên trong: “Các con thấy gì nào? Có bao nhiêu múi? Có hạt không?” Trẻ cầm và bóc nhẹ vỏ, dùng tay chia múi dưới sự hỗ trợ của cô. Bé thử nếm và cùng cô nhận xét vị: “Chua chua ngọt ngọt đúng không nè?”
Bước 4: Trẻ thực hành bóc vỏ cam dưới sự hướng dẫn của cô. Sau đó, mỗi bé nhận một đĩa nhỏ để sắp xếp các múi cam thành các hình mà mình yêu thích như mặt cười, bông hoa… Cô khen ngợi những cách sắp xếp sáng tạo và hỗ trợ các bạn nhỏ hơn.
Bước 5: Sau khi chơi và nếm thử, cô mời trẻ cùng ngồi vòng tròn và hỏi: “Con thấy quả cam có mùi vị như thế nào?”, “Con có thích bóc vỏ không?”, “Con có biết quả cam tốt cho điều gì không?”… Trẻ được khuyến khích chia sẻ cảm nhận thoải mái giúp phát triển khả năng ngôn ngữ.
Bước 6: Cô dùng máy ép cam hoặc dụng cụ vắt cam thủ công để ép lấy nước và cho trẻ quan sát. Sau đó, cô chia nước cam ra ly nhỏ cho từng trẻ uống và cảm nhận. Cô nhắc: “Cam không chỉ ngon mà còn giúp mình khỏe mạnh nữa đó!”
Bước 7: Cuối buổi học, cô quan sát trẻ qua quá trình tương tác với quả cam và khả năng chia sẻ/hợp tác. Những trẻ nhận biết được đặc điểm quả cam, biết đếm số múi hoặc nói lên cảm nhận của mình sẽ được khen và khuyến khích. Cô tổng kết: “Hôm nay, các con đã khám phá quả cam thật giỏi. Lần sau, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thêm nhiều loại quả khác nhé!
Bài học khám phá các bộ phận trên cơ thể kéo dài khoảng 15-20 phút. Thông qua bài học, trẻ sẽ nhận biết được một số bộ phận cơ thể như đầu, mắt, mũi, miệng, tay, chân và chức năng của từng bộ phận.
Chuẩn bị:
Hình ảnh lớn các bộ phận cơ thể (in rời).
Gương nhỏ cho mỗi bé soi mặt.
Búp bê hoặc mô hình cơ thể giấy.
Giấy A3, màu sáp, keo dán, gương, bài hát “Đầu, vai, gối, chân”.
Thực hiện:
Bước 1: Cô cùng trẻ khởi động bằng bài hát “Đầu, vai, gối, chân” kết hợp vận động minh họa theo nhạc. Trẻ vừa hát vừa chỉ đúng vào các bộ phận tương ứng trên cơ thể mình tạo không khí vui nhộn.
Bước 2: Sau khi kết thúc bài hát, cô hỏi trẻ: “Con có biết đây là gì không?” rồi chỉ vào các bộ phận như đầu, tay, chân… Cô mời từng trẻ sờ và gọi tên từng phần trên khuôn mặt: “Đây là mũi, con dùng mũi để làm gì?”, “Mắt của con ở đâu nhỉ?”… Cô dùng gương để trẻ tự soi mặt mình và khám phá.
Bước 3: Cô cho trẻ xem video hoặc hình ảnh về các bạn nhỏ khác nhau giúp trẻ nhận biết sự giống và khác nhau giữa các cơ thể. Có bạn tóc xoăn, bạn tóc thẳng, có bạn mũi cao, bạn mũi tẹt. Cô hỏi: “Mắt bạn nào to hơn?”, “Bạn nào có tóc dài?”. Qua đó trẻ học cách quan sát và nhận biết đặc điểm riêng.
Bước 4: Trẻ được chia thành nhóm nhỏ để dán các hình ảnh bộ phận vào mô hình giấy hoặc búp bê. Mỗi bé chọn một hình (mắt, mũi, miệng…) và dán đúng vị trí. Cô hỗ trợ và khuyến khích trẻ nói tên từng bộ phận khi dán.
Bước 5: Sau khi thực hành, cô cùng trẻ ngồi vòng tròn và chia sẻ: “Con thích bộ phận nào nhất trên cơ thể mình?”, “Con dùng miệng để làm gì?”, “Mắt giúp con làm gì nhỉ?”… Trẻ được khuyến khích nói ra suy nghĩ của mình, tăng khả năng diễn đạt và kết nối với bạn bè.
Bước 6: Cô tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn”. Khi bắt đầu trò chơi, cô hô: “Chạm vào mũi!” hoặc “Chạm vào chân!”, trẻ phải nhanh tay chỉ đúng bộ phận đó. Trẻ được vận động nhiều lần để ghi nhớ và phản xạ nhanh hơn. Cô có thể tăng độ khó bằng cách kết hợp 2-3 bộ phận một lúc.
Bước 7: Cuối buổi, cô quan sát trẻ để đánh giá khả năng nhận biết, gọi tên đúng các bộ phận, phản xạ khi chơi trò chơi và sự tham gia nhóm. Trẻ biết phối hợp tay mắt, phát âm rõ các từ đơn như: đầu, tay, chân… sẽ được cô khen ngợi và khuyến khích. Kết thúc buổi học, cô ân cần nhắc nhủ: “Cơ thể của con rất đặc biệt và đáng yêu. Mình sẽ cùng học cách chăm sóc cơ thể ở buổi sau nhé!”
Ngoài 3 bộ giáo án trên, giáo viên có thể tham khảo và tải thêm một số bộ giáo án theo chủ đề khác như sau:
Có thể nói, việc xây dựng giáo án STEAM nhà trẻ 24-36 tháng không chỉ giúp trẻ phát triển toàn diện mà còn nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, đặc biệt trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. Đây là công cụ hỗ trợ không thể thiếu trong hành trình nuôi dưỡng những mầm non đầy tiềm năng.
XEM THÊM
Tin tức
Nguyễn Thế Minh Khang, học sinh lớp 12A vừa chính thức ghi danh vào University of Georgia (UGA) – một trong những trường đại học công lập hàng đầu tại Mỹ, với điểm SAT 1510 (top 3%), IELTS 8.0 cùng một hồ sơ ngoại khóa ấn tượng. Theo bảng xếp hạng U.S. News & World […]
Sau những kết nối cảm xúc của đêm trại Camping night, các SenTians Khối 9-10-11-12 còn tiếp tục được trải nghiệm những hoạt động thể thao đầy thử thách và gắn kết tình đồng đội. Những trận đấu Touch Rugby (bóng bầu dục chạm) và Dodgeball (bóng né) đặc biệt đã cho thấy sự nhanh […]
Sau khoảng thời gian ôn tập và thi giữa kì chăm chỉ, SenTians chúng mình có cơ hội thư giãn và tận hưởng những khoảnh khắc vui vẻ trong một buổi Camping night – Đêm trại sôi động ngay tại trường. Được tham gia vào không khí vui vẻ này thật sự là một món […]
SenTia School tự hào nhận tin vui từ 10 học sinh đã xuất sắc đạt giải trong Kỳ thi Olympic các môn Văn hóa lớp 10 và 11 của cụm trường THPT Nam – Bắc Từ Liêm năm học 2024-2025. Đây là một cuộc thi học thuật – sân chơi trí tuệ, tạo cơ hội […]
SenTia School vô cùng tự hào và vui mừng khi nhận được tin bạn Nguyễn Khánh Hân – học sinh lớp 12A đã xuất sắc giành được Học bổng Toàn cầu (Global Scholarship) trị giá ~7.2 tỉ VND, ngành Tài chính tại Tulane University (Đại học Tulane), một trong những trường đại học danh tiếng […]
Bạn có bao giờ tự hỏi: Điều gì giúp mỗi cá nhân hiểu được chính mình giữa dòng chảy lịch sử? Câu trả lời nằm ở những giá trị cốt lõi mà cha ông đã truyền lại qua bao thế hệ – từ nền văn hóa, phong tục, đến những câu chuyện truyền thuyết đầy […]
Tin tức nổi bật
Không còn là phương pháp dành riêng cho THCS hay THPT, dạy học theo dự án ở tiểu học đang trở thành xu hướng giáo dục hiện đại, giúp học sinh học qua trải nghiệm thực tế. Phương pháp này không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn nuôi dưỡng tư duy, cảm xúc và […]
Trong chương trình GDPT 2018, hoạt động trải nghiệm lớp 5 lần đầu tiên được đưa vào như một môn học chính thức, giúp học sinh rèn kỹ năng sống, tinh thần tự lập và khả năng làm việc nhóm. Đây là giai đoạn bản lề trước khi trẻ chuyển cấp, rất cần sự phát […]
Trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ nhỏ, việc xây dựng giáo án STEAM nhà trẻ 24-36 tháng đóng vai trò quan trọng đối với giáo viên mầm non. Theo đó, giáo án được xem là kim chỉ nam giúp giáo viên tổ chức hoạt động bài bản, có mục tiêu rõ ràng. […]
Hoạt động trải nghiệm lớp 4 là một phần không thể thiếu trong quá trình học tập và phát triển toàn diện của học sinh. Thông qua các hoạt động thực tế, học sinh có thể củng cố kiến thức sách vở trên lớp kết hợp rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp […]
Du học Mỹ luôn là mục tiêu của nhiều sinh viên quốc tế nhờ vào hệ thống giáo dục chất lượng và cơ hội phát triển nghề nghiệp tuyệt vời. Tuy nhiên, chi phí du học Mỹ lại là một trong những yếu tố khiến nhiều người băn khăn. Tùy thuộc vào trường học, khu […]
Với cách tiếp cận toàn diện, các dự án STEAM mầm non dần trở thành xu hướng giáo dục hiện đại, tạo nền tảng vững chắc để trẻ phát triển cân bằng giữa trí tuệ và cảm xúc. Đồng thời, tạo điều kiện cho trẻ sẵn sàng thích nghi với những thay đổi của xã […]
Học bổng du học Mỹ là “tấm vé vàng” giúp bạn biến ước mơ của mình trở thành sự thật với mức chi phí thấp. Tuy nhiên, để “săn” được học bổng, bạn cần đạt một số điều kiện và biết cách tìm nguồn thông tin uy tín. Ngoài ra, các bước chuẩn bị hồ […]
Ở lứa tuổi lớp 5, trẻ không chỉ cần học kiến thức mà còn cần được khám phá, sáng tạo và trải nghiệm thực tế. Đây chính là thời điểm lý tưởng để học sinh làm quen với sản phẩm STEM lớp 5 – nơi các em vừa học khoa học, vừa rèn tư duy, […]